Cuộc sống bận rộn với cường độ công việc cao, áp lực lớn, các mối quan hệ đè nén, tính cách dễ suy sụp,…là một trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress. Thậm chí, trong nhiều năm trở lại đây, “stress” còn là cụm từ được nhắc đến phổ biến và là vấn đề mà hàng triệu người đang phải đối mặt. Vậy, cách chữa trị bệnh stress như thế nào? Làm sao để tình trạng này chấm dứt nhanh chóng? Nếu bạn cũng đang quan tâm về điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan chung về bệnh stress

Mặc dù được nhắc đến như một trong những cách gọi rất phổ biến về tình trạng thể chất và tinh thần mệt mỏi. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không nắm rõ hoặc không có hiểu biết chính xác về bệnh stress. Điều này dễ dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện cách chữa trị bệnh stress. Vậy thì, để quá trình trị liệu mang lại hiệu quả, hãy bắt đầu từ những tìm hiểu tổng quan nhé!

Bệnh Stress là gì?

Stress là thuật ngữ bệnh lý không quá xa lạ nhưng hầu hết mọi người đều chỉ hiểu chúng tương đường với các biểu hiện mệt mỏi của cơ thể. Điều này không thực sự đúng.

nguyen nhan dan den stress

Theo các bác sĩ chuyên khoa, Stress là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự căng thẳng của trạng thái thần kinh. Chúng bao gồm các yếu tố hóa học, vật lý và biểu thị trạng thái của một người đang cố gắng thích nghi với sự thay đổi lớn. Stress cũng là trạng thái tinh thần và thể chất mệt mỏi, suy nhược khi liên tục phải chịu áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong.

Một điều quan trọng về stress mà không phải ai cũng biết đó chính là cơ chế phát sinh và hoạt động rất đặc thù. Trong đó, khi gặp tác nhân gây stress, cơ thể con người sẽ tiết ra hormone cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, làm tăng nhịp tim. Điều này lý giải tại sao những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng stress lại thường dễ hồi hộp, lo âu.

Mặc dù là tình trạng bệnh lý nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, Stress đôi khi cũng có thể đem lại những hoạt động tích cực. Chúng giúp kích thích sự tập trung tối đa của người bệnh trong học tập và công việc. Tuy nhiên, nếu mức độ stress quá nặng sẽ dễ dẫn đến các ảnh hưởng về tâm lý và thể chất. Trong đó, bệnh nhân thường có trạng thái mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch- hệ tiêu hóa,…

Các nguyên nhân dẫn tới stress

Để việc trị liệu giảm stress có hiệu quả, việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý là vô cùng quan trọng.

nhieu nguyen nhan dan den tinh trang stress
         

Những đối tượng được cho là có nguy cơ cao mắc stress có thể kể đến như:

Những người vốn có cơ thể suy nhược, người hay đau ốm, người suy dinh dưỡng.

Người có môi trường sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích.

Người làm việc với cường độ dồn dập.

Những người có trở ngại về tâm lý, thường thiếu tự tin, ít mối quan hệ xã hội.

Người đang có các mối quan hệ khúc mắc: đổ vỡ trong hôn nhân, bất đồng với bạn bè, cha me hay đồng nghiệp,…

Người có cuộc sống tẻ nhạt, tù túng,…

Triệu chứng của stress

Được xác định như một bệnh lý, cách điều trị bệnh stress sẽ dựa trên các đánh giá về triệu chứng của bệnh. Trong đó, những biểu hiện của bệnh thường gặp như sau:

Tình trạng suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ được xem là dấu hiệu điển hình của stress nặng. Chúng khiến người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái đãng trí, hay quên, nhầm lẫn,…Các vấn đề này rất dễ gặp ở người cao tuổi do sự thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Mặc dù vậy, khi ở trạng thái lo âu, căng thẳng ngay cả người trẻ hay trẻ nhỏ cũng dễ suy giảm trí nhớ.

nguoi bi stress suy giam tri nho
                                                 

Các biểu hiện nay được cho là khi rơi vào trạng thái stress, tại tuyến thượng thận sẽ bị kích thích và tăng sản sinh hormone cortisol. Đây là loại hormone có tác dụng tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Trong tình huống sản xuất quá nhiều, cortisol thậm chí có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, bồn chồn, hồi hộp, gây chóng mặt, đau đầu,…

Đau đầu và nhức mỏi toàn thân

Nghe thì có vẻ không liên quan nhưng thực tế, Stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy cơ thể nhức mỏi. Đây được xem là phản ứng của cơ thể trước các áp lực từ bên ngoài. Đôi khi quá căng thẳng cũng sẽ tạo ra các trạng thái nhức mỏi, khó thở, bồn chồn tăng nhịp tim, nhịp thở.

Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa

Các nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu cách chữa trị bệnh stress cũng chỉ ra rằng, các vấn đề về tiêu hóa cũng xuất hiện khi trạng thái căng thẳng, lo âu kéo dài. Mối liên hệ giữa 2 tình trạng này khá mật thiết. Bởi  khi căng thẳng quá mức, dây thần kinh phế vị rất dễ bị kích thích dẫn đến tăng tiết dịch vị tại dạ dày. Vì vậy, những người bị stress thường có các phản ứng về đường tiêu hóa như: nóng rát thượng vị, buồn nôn, đau dạ dày, đầy hơi,…

Stress gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải

Khi căng thẳng quá mức, hormone adrenaline sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường. Ở trạng thái bình thường, hormone này giúp tăng huyết áp và tăng nhịp tim bảo vệ sự sống. Tuy nhiên, khi tiết ra ở mức cao, chúng lại dễ tạo nên các cơn buồn ngủ, bồn chồn và mệt mỏi.

Các dấu hiệu khác

Ngoài những triệu chứng trên, khi rơi vào trạng thái stress, nhiều người cũng thường gặp các biểu hiện như: rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, nổi mụn trứng cá, mề đay, phát ban, suy giảm sức đề kháng, tiết nhiều mồ hôi, co giật mí mắt, giảm hứng thú khi quan hệ tình dục,…

dau hieu benh stress
                           

Các dấu hiệu này đều có thể xuất hiện cùng lúc hoặc riêng lẻ. Từ đó gây ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hướng điều trị stress nặng an toàn, hiệu quả

Stress không là bệnh lý trực tiếp đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, với những biểu hiện như trên, chúng thực sự ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Về lâu dài, nếu stress cách điều trị không được thực hiện đúng, kịp thời có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm, suy sụp. Đây là những mối nguy hại rất khôn lường bởi khi mắc các bệnh lý trầm trọng này, người bệnh sẽ có khuynh hướng bất ổn, thậm chí nghĩ tới cái chết.

Vậy, cách chữa trị bệnh stress như thế nào để mang lại hiệu quả. Lời khuyên là người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện, kiên trì cũng như tích cực làm theo các chỉ dẫn từ bác sĩ y khoa.

Điều chỉnh lối sống, nhịp sống

Là tác nhân chính gây ra bệnh stress, vì vậy, điều chỉnh lối sống được xem là biện pháp quan trọng giúp làm giảm trạng thái căng thẳng. Thực tế cũng cho thấy, đa phần các trường hợp bị stress đều xuất phát từ chính lối sống kém khoa học, áp lực công việc hay các thói quen xấu trong thời gian dài. Một vài những biện pháp cần thiết để giải tỏa stress bao gồm:

huong den loi song an yen la can thiet de dieu tri stress
                                       

Lên kế hoạch, thời gian biểu khoa học và cụ thể để thực hiện học tập, nghỉ ngơi một cách điều độ.

Chia công việc ra thành nhiều phần giúp bản thân tránh rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức.

Chia sẻ với bạn bè và người thân về trạng thái tình cảm hay công việc của mình. Có thể chủ động tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ.

Giữ thói quen nghỉ ngơi đúng giờ, không thức quá khuya, không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe bao gồm: tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương, nghe nhạc, đọc sách, tập thể dục,…

Không tạo áp lực quá lớn cho bản thân, giữ bản thân luôn ở trạng thái tích cực, tươi tỉnh và hào hứng.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh stress

Stress vốn là bệnh lý nên cách chữa trị bệnh stress với thuốc cũng thường được áp dụng. Mặc dù phương pháp này không được khuyến khích quá nhiều do các tiềm ẩn rủi ro khi sử dụng thuốc, dễ dẫn đến lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi căng thẳng quá độ, người bệnh không thể chủ động điều chỉnh nhịp sống. Vậy thì phương pháp sử dụng thuốc là gợi ý hiệu quả và đáng để tham khảo.

thuoc dieu tri stress khongn en qua lam dung

Việc sử dụng thuốc trong điều trị stress cần có các tư vấn chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng mà không tuân theo liều lượng chỉ định. Ngoài ra, thuốc về bệnh stress chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian, không thể kéo dài mãi mãi mà cần tích cực kết hợp với các phương pháp khác, giảm liều lượng dần.

Thực hiện các biện pháp trị liệu tâm lý

Được xem là phương pháp điều trị stress nặng an toàn, hiệu quả, trị liệu tâm lý mang lại các kiểm soát nhanh chóng và trực tiếp về tình trạng bệnh. Biện pháp này sẽ thực hiện với các hình thức như” giao tiếp, trò chuyện, lao động, âm nhạc trị liệu, massage,…Tất cả nhằm mang lại trạng thái tâm lý thả lỏng, thư giãn, giải phóng căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái tối đa cho người bệnh.

lieu phap tam ly giup tinh trang stress mau chong thuyen giam
                         

Mặc dù vậy, trị liệu tâm lý thường cần có sự can thiệp từ đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động tìm đến các đơn vị khám chữa bệnh chuyên sâu, uy tín để được hỗ trợ tốt nhất

Phòng khám WinMedic là một gợi ý mà chúng tôi muốn dành cho bạn tham khảo. Là đơn vị với đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, với chuyên môn sâu, WinMedic sẽ tiến hành thăm khám và xác định tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa trị bệnh stress phù hợp và hiệu quả nhất. Trạng thái stress của người bệnh sẽ sớm được giải tỏa, mang lại nguồn sống tích cực, năng động và khỏe mạnh.

Ngay hôm nay, với nhu cầu khám chữa bệnh hãy liên hệ với phòng khám WinMedic bạn nhé!

Nguồn chi tiết: https://winmedic.vn/cach-chua-tri-benh-stress-hieu-qua/