Tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm: Khái quát về bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tên gọi của một bệnh lý tại vùng cột sống. Chúng xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm có hiện tượng thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi. Từ đó chúng chèn ép vào ống sống, các rễ thần kinh, gây nên các cơn đau đớn kéo dài.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở các bệnh nhân có độ tuổi ngoài 35. Tuy nhiên hiện nay, số người mắc lại đang dần có sự trẻ hóa. Thậm chí, nhiều người chỉ ở lứa tuổi thanh niên ( 20- 22 tuổi) cũng đã phải đối mặt với tình trạng bệnh này.
Tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân do đâu?
Trong các thông tin tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm thường nhấn mạnh về các nguyên nhân hình thành bệnh. Theo đó, bệnh lý này thường bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu như:
Sai tư thế: Trong lúc làm việc, lao động, thường xuyên phải mang vác vật nặng sai cách sẽ dẫn đến các chấn thương cột sống, gây thoát vị đĩa đệm.

Chấn thương: Các chấn thương bất ngờ như bị té ngã, tai nạn giao thông,…cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Quá trình thoái hóa tự nhiên: Khi tuổi tác càng cao thì cột sống không còn mềm mại nữa. Lúc này hiện tượng vòng sụn bên ngoài xơ hóa khiến lượng chất nhầy thất thoát cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh lý.
Các triệu chứng thường gặp
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm có triệu chứng rất điện hình. Mặc dù vậy chúng không trực tiếp đe dọa tới tính mạng, vì vậy người bệnh thường chấp nhận chịu cơn đau và không điều trị dứt điểm. Các biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:
Đau vùng cột sống cổ – lưng.
Đau thần kinh tọa
Đau cánh tay hoặc đau chân
Tê hoặc ngứa ran
Teo và dần suy yếu các nhóm cơ.
Tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm: Các biến chứng nguy hiểm
Bệnh thoát vị đĩa đệm liệu có gây nguy hiểm hay không là băn khoăn chung của nhiều người. Theo các tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm, về cơ bản, bệnh không gây nguy hiểm đột ngột hay bất ngờ. Tuy nhiên, tình trạng này lại tạo nên các cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái. Về lâu dài, bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:
Khiến các cử động hàng ngày trở nên khó khăn hơn.
Gây nên các tổn thương sâu cho hệ thần kinh cánh tay.
Tạo cảm giác tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh,..(gây rối loạn cảm giác), hội chứng mất cảm giác yên ngựa (Saddle anesthesia).
Khiến thần kinh tọa bị tổn thương, người bệnh không thể nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân, thậm chí là làm mất khả năng lao động.
Chứng rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, gây ra tình trạng tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
Nặng hơn, khi thoát vị đĩa đệm trậm trọng có thể gây nên bại liệt, tàn phế.
Tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm: các biện pháp chẩn đoán
Điều trị thoát vị đĩa đệm là biện pháp hữu hiệu và cần thiết để người bệnh nhanh chóng lấy lại trạng thái bình thường, ổn định sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đó, các tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm đều nhấn mạnh về các biện pháp chẩn đoán. Đây là cơ sở để các bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng bệnh.
Hiện nay, quá trình chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân bệnh được thực hiện với các biện pháp sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng áp dụng với 2 giai đoạn đầu của tình trạng bệnh. Trong đó:
Giai đoạn đau cấp: các cơn đau lưng xuất hiện trong thời gian dài hoặc đột ngột xuất hiện sau chấn thương, khi cơ thể phải gắng sức để làm hoạt động gì đó. Tình trạng này có thể tái phát khi người bệnh vận động quá sức tại vùng này. Ở giai đoạn này, về cơ bản đĩa đệm lồi ra hoặc vòng sợi lồi ra nhưng chưa bị tổn thương.
Giai đoạn chèn ép rễ: là giai đoạn bắt đầu có các biểu hiện đau lan xuống các chi, cơn đau xuất hiện khi di chuyển hay hắt hơi. Trong đó, trạng thái thoát vị đĩa đệm đã trở nặng hơn khi vòng sợi đã bị đứt, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy thoát ra , gây chèn ép rễ kéo theo các thay đổi khiến ứ đọng tĩnh mạch, phù nề mô xung quanh,…
Chẩn đoán cận lâm sàng
Các chẩn đoán cận lâm sàng giúp loại bác sĩ xác định rõ bệnh tình, từ đó đưa ra tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất hiện nay. MRI giúp xác định vị trí, hình thái, thoát vị một cách rõ ràng nhất.
Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: là biện pháp cho phép các bác sĩ xác định vị trí, mức độ thoát vị. Có thể thực hiện chụp cắt lớp vi tính khi người bệnh nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể thực hiện chụp MRI.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Những cơn đau ê ẩm kéo dài khiến nhiều người luôn mong muốn điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm một cách có hiệu quả và dứt điểm. Vậy thực tế có thể chữa bệnh này hoàn toàn khỏi hay không? Điều trị thoát vị đĩa đệm bao lâu? Các thông tin tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ chỉ ra điều này.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể điều trị khỏi dứt điểm hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
Tình trạng thoát vị đĩa đệm ở thời điểm phát hiện: tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà thời gian điều trị cũng như phục hồi sẽ khác nhau. Mặc dù các biểu hiện như tê liệt, đau hay yếu cơ khiến người bệnh cảm thấy tương đối trậm trọng. Tuy nhiên, trên thực tế đây đều là biểu hiện ở giai đoạn đầu và bạn có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh. Ngược lại, với các trạng thái đã trở nặng như teo cơ, bại liệt,…sẽ khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, thời gian trị bệnh cũng sẽ kéo dài ( vài tháng hoặc có thể trong nhiều năm).
Sự kiên trì của bệnh nhân: Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thuộc hệ xương khớp, đặc trưng của chúng là việc điều trị không thể khỏi chỉ trong ngày một, ngày hai. Vì vậy bệnh nhân cần giữ cho mình sự kiên trì, tinh thần lạc quan để việc điều trị sớm mang lại hiệu quả tích cực.

Tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm có những phương pháp nào?
Dưới sự phát triển của y học hiện nay, ngày nay các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm rất đa dạng. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà các Bác sĩ, chuyên gia tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Cụ thể:
Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc là liệu pháp lý tưởng đối với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Việc kết hợp luyện tập theo hướng dẫn từ bác sĩ và thuốc kê theo toa sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên thời gian điều trị theo phương pháp này thường khá dài, từ một vài tuần đến một vài tháng.
Trong trường hợp các biểu hiện đau vẫn không thuyên giảm thì người bệnh sẽ được tư vấn để kết hợp các bài tập vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp bệnh lý thoát vị đĩa đệm hạn chế tối đa ảnh hưởng lên các bộ phận khác trên cơ thể. Một số phương pháp trị liệu không dùng thuốc được thực hiện ở lưng dưới bao gồm:
Chiropractic: Là phương pháp kéo nắn xương khớp có hiệu quả với những cơn đau lưng dưới, phù hợp với bệnh nhân mới chớm mắc bệnh. Liệu pháp này thường kéo dài ít nhất 1 tháng. Trong quá trình thực hiện cần có sự tìm hiểu và tính toán kỹ càng. Bởi phương pháp chiropractic khi thực hiện với bệnh nhân trong một số hiếm trường hợp có thể gây ra đột quỵ.
Châm cứu: Giúp làm giảm các cơn đau lưng, đau cổ kinh niên một cách rõ rệt.
Massage: Làm giảm các cơn đau nhẹ.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm với thuốc thường sử dụng các dòng thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau cơ bản như: Paracetamol, diclofenac, meloxicam…Ngoài ra, tùy theo từng trạng thái bệnh lý mà bác sĩ có thể kê thuốc theo toa với các loại thuốc chống động kinh, thuốc giãn cơ như: mydocalm, myonal…
Điều trị thoát vị đĩa đệm với tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids
Đây là phương pháp thường thấy trong nhiều trường hợp điều trị thoát vị đĩa đệm. Trong đó, Corticosteroids là thuốc kháng viêm mạnh được tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống giúp nhanh chóng làm giảm các triệu chứng viêm. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng với liệu trình mỗi mũi tiêm cách nhau từ 3-7 ngày và mỗi đợt 3 mũi.
Điều trị ngoại khoa
Trong một số ít trường hợp khi chẩn đoán lâm sàng phát hiện thoát vị chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa gây ra tình trạng bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn,…Lúc này các Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các phẫu thuật kịp thời nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây yếu tay/chân hoặc liệt.
Tổng kết
Hi vọng rằng, với những thông tin tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm trên sẽ mang lại cho bạn nhiều tham khảo hữu ích. Điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cần có căn cứ về tình trạng bệnh cũng như các biểu hiện của mỗi người. Vì vậy, để được sớm trị dứt điểm trạng thái bệnh, việc tìm tới một phòng khám uy tín là cần thiết. Phòng khám WinMedic chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn tham khảo. Với chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm hợp lý, chất lượng dịch vụ hiệu quả, tận tình, WinMedic chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bệnh nhân.
=>> Nguồn chi tiết: https://winmedic.vn/tu-van-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem/